Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Đau xương chậu nên làm thế nào?

Đau vùng xương chậu là cơn đau xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, thường xảy ra ở phụ nữ.


Đau vùng xương chậu xuất hiện do những rối loạn liên quan đến các cơ quan quanh vùng chậu: các cơ quan sinh sản (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, âm đạo), bàng quang, trực tràng hoặc ruột thừa. Tuy nhiên, đau vùng xương chậu thỉnh thoảng có thể bị gây ra bởi các cơ quan ngoài vùng chậu như thành bụng, ruột, thận, ống niệu hoặc phần dưới động mạch chủ.

Đau khung chậu được gọi là mãn tính khi tồn tại ít nhất từ 6 tháng trở lên. Những cơn đau này thường không có điểm đau cụ thể mà vị trí đau thường lan tỏa toàn vùng khung chậu. Đau khung chậu mãn tính có thể xuất phát từ tổn thương tại chỗ nhưng trong phần lớn các trường hợp, là triệu chứng của một số các bệnh khác, thậm chí, ở ngoài khung chậu.

Bên cạnh đó, những yếu tố tâm lý như stress hoặc căng thẳng cũng có thể gây nên các cơn đau (bao gồm đau vùng chậu), tuy nhiên khả năng xảy ra là rất hiếm.

Đau vùng xương chậu có những triệu chứng nào?


Thông thường, cơn đau xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, giữa xương hông. Cơn đau có thể buốt nhói, liên tục, hoặc giống như chuột rút (như triệu chứng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt) và đôi khi còn tăng dần cường độ đau hoặc xảy ra theo từng đợt. Bạn có thể bị đau đột ngột và dữ dội, hoặc đau âm ỉ nhưng liên tục, hoặc cả hai. Thông thường, cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ, xảy ra cùng với chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình rụng trứng. Khám xương khớp ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/kham-xuong-khop-o-dau-hieu-qua.html

Vùng xương chậu có thể cảm thấy đau khi chạm vào. Cơn đau có thể kèm theo sốt, buồn nôn, hoặc nôn mửa. Nếu đột nhiên xuất hiện một cơn đau vùng chậu nghiêm trọng, bạn có thể cần đến sự trợ giúp y tế hoặc cấp cứu. Hãy đảm bảo bác sĩ sẽ kiểm tra và khám vùng chậu của bạn.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Làm thế nào để tránh đau vùng xương chậu?


Các yếu tố tâm lý, đặc biệt là căng thẳng và trầm cảm, có thể là nguyên nhân gây đau ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể, nhưng lại ít khi gây ra đau vùng chậu. Dù vậy, bạn cũng nên giữ tinh thần thoải mái, khỏe mạnh và thường xuyên tập thể dục. 

Việc chẩn đoán và điều trị sớm đau vùng xương chậu có thể giúp ngăn ngừa bệnh trở thành mãn tính. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, bao gồm việc sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ. Luôn thực hiện kiểm tra vùng chậu định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh, từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Nguyên nhân gây bệnh đau cơ xơ hóa?

Nguyên nhân của đau cơ xơ hóa vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng các nhà khoa học tin rằng có gì đó tác động lên các tín hiệu và hóa chất trong não. Những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của xơ cơ:


Di truyền: có thể do một đột biến di truyền nhất định dễ dàng các rối loạn phát triển;

Nhiễm trùng: một số bệnh có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh đau cơ xơ hóa;

Chấn thương thể chất hay tình cảm, ví dụ rối loạn căng thẳng sau chấn thương, chẳng hạn như: một chấn thương hoặc nhiễm trùng, sinh con, phẫu thuật hoặc sự đổ vỡ một mối quan hệ.

Kích thích dây thần kinh lặp đi lặp lại là nguyên nhân gây ra đau cơ xơ hóa. Sự gia tăng của một số hóa chất trong não có thể kích hoạt các tín hiệu đau. Ngoài ra, các thụ thể đau của não dường như hình thành bộ nhớ về đau và trở nên nhạy cảm hơn, có nghĩa là chúng có thể phản ứng thái quá với các tín hiệu đau.

Những ai thường mắc phải bệnh đau cơ xơ hóa?


Đau cơ xơ hóa là một bệnh tương đối phổ biến. Gần 1 trên 20 người có thể bị đau cơ xơ hóa ở nhiều mức độ. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới (90% các trường hợp được chẩn đoán xảy ra ở phụ nữ). Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 30 và 50 nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người già. Đau cơ xơ hóa có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
(Ảnh minh họa)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ xơ hóa?


Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đau cơ xơ hóa, chẳng hạn như:

Giới tính: đau cơ xơ hóa xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn ở nam giới;

Lịch sử gia đình;

Bệnh thấp khớp: như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus làm cho bạn có nguy cơ bệnh nhiều hơn

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Nguyên nhân chính của bệnh thoái hóa khớp là do tình trạng già đi của khớp, làm các lớp sụn đệm ở đầu xương trong khớp bị thoái hóa, bề mặt sụn xương trở nên thô giáp, nếu sụn bị thoái hóa hoàn toàn hai đầu xương có thể cọ vào nhau làm xương tổn thương và đau cho người bệnh. Vậy khi mắc bệnh người bệnh có triệu chứng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!


Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp:


1. Đau khi vận động :

Triệu chứng đầu tiên của bệnh thoái hóa khớp là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ, liên tục cả khi nghỉ, đau trội hơn khi vận động.

Ngón tay : Thường do di truyền. Tỷ lệ thoái hóa khớp ngón tay ở phụ nữ cao hơn đàn ông (đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh). Các cục bướu nhỏ, cứng xuất hiện tại điểm cuối của các đốt ngón tay, khiến ngón tay bị to và biến dạng, thô thiển, đi kèm cơn đau, khó vận động các ngón tay.

Thoái hóa khớp gối: Gây đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khuỵu xuống đột ngột.

Thoái hóa cột sống thắt lưng : Hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa, gây đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm.

Thoái hóa khớp háng: Người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi và dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Viêm khớp gối http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-goi.html

Cột sống cổ : Biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Gót chân: Bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót chân vào buổi sáng, lúc bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên. Sau khi đi được vài chục mét, cảm giác đau giảm nhiều, bệnh nhân đi đứng bình thường.

2. Hạn chế vận động :

Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động. Vận động khớp thường thấy tiếng lạo xạo hoặc lục khục. Kèm theo có thể thấy đầu xương bị phì đại, lệch trục khớp, teo cơ…

Thóai hóa khớp gối : các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể không ngồi được.

Thoái hóa khớp vai : sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu.

Thoái hóa khớp háng: đi khập khiễng, giạng hay khép háng đều khó khăn, khó gập đùi vào bụng.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Đu đủ chữa được bệnh khớp?

Đu đủ là một loại trái cây rất bổ dưỡng. Ăn nhiều đu đủ sẽ giúp bảo vệ tim mạch, làm đẹp da, ngăn ngừa và điều trị rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, giúp lợi tiểu. Ngoài ra, đu đủ chữa bệnh khớp còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm và là loại trái cây tuyệt vời giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.


Tăng khả năng miễn dịch: Trong đu đủ chứa rất nhiều vitamin A và vitamin C, cả hai loại này đều rất cần thiết, giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, vitamin A, C, E có trong đu đủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch của con người.

Do đó, đu đủ được lựa chọn là loại trái cây có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh.

Tác dụng chống viêm: Các enzym có trong đu đủ, đặc biệt là papain và chemopapain giúp giảm viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có hệ xương khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp dạng thấp.

Chống oxy hóa: Vitamin C có trong đu đủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo mô liên kết của cơ thể, giúp cho việc lành vết thương, duy trì xương và răng khỏe mạnh. Vitamin C cũng có đặc tính chống ô xy hóa. Chất chống ô xy hóa là những chất giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, đó là các phân tử không ổn định có thể gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. Các gốc tự do có liên quan đến sự phát triển của các bệnh như: ung thư, bệnh tim và viêm khớp.

Ngoài những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà đu đủ mang lại, đu đủ cũng có một số tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết.


Đu đủ có hại cho phụ nữ mang thai: Đu đủ được phân loại là trái cây có hại trong khi mang thai. Cụ thể là đu đủ xanh hoặc còn ương. Trong một thử nghiệm chất chiết xuất từ nhựa đu đủ cho thấy, nhựa đu đủ gây co bóp tử cung có thể dẫn đến sẩy thai.

Hại dạ dày: Ngược lại với đu đủ đã chín, ăn nhiều đu đủ còn xanh có thể gây đau trong ruột hay dạ dày, đôi khi còn có thể gây thủng thực quản.

Hạt đu đủ: Hạt màu đen của trái đu đủ có chứa một loại enzyme gọi là carpine, đó là một chất có hại làm cho các dây thần kinh trung tâm bị tê liệt, gây rối loạn nhịp tim. Trong một số trường hợp còn gây thu hẹp các mạch máu. Điều đó lý giải tại sao khi ăn đu đủ cần phải bỏ hạt.

Mẹo nhanh để thưởng thức đu đủ:


- Trộn đu đủ đã bỏ vỏ, thái miếng với nước cốt chanh và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Sinh tố hỗn hợp đu đủ, dâu tây và sữa chua giúp điều trị cảm lạnh, ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp da.
- Sinh tố cam và đu đủ sẽ giúp bổ sung vitamin C, tốt cho xương khớp.
V.v...

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Xem thêm: Bệnh khô khớp

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Tìm hiểu chứng khô khớp

Bệnh khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng kêu lạo xạo. Có thể kèm theo đau nhức, sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.Khô khớp xương thường xảy ra ở người già khi xương khớp có dấu hiệu thoái hóa, xong nhiều người ở độ tuổi còn trẻ cũng có thể hiện tượng này…


Khô khớp xương là gì?


Khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục.

Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc. Nhưng khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khô khớp xương


Do lão hóa

Ở những người cao tuổi các sụn khớp bị bào mòn gây ra hiện tượng rách bao sụn và biến dạng tổ chức sụn. Các xương khi không còn lớp sụn bảo vệ sẽ cọ sát vào nhau gây ra hiện tượng khô khớp.

Khô khớp xương thường xảy ra ở người già khi xương khớp có dấu hiệu thoái hóa, xong nhiều người ở độ tuổi còn trẻ cũng có thể hiện tượng này

Với khô khớp ở lứa tuổi thiếu niên có thể là do sự phát triển không đồng đều của các dây chằng, gân, cơ, và xương trong thời kì khớp đang lớn

Do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp do tuổi già, do bị chấn thương gãy xương vùng khớp gối, bệnh lý thấp khớp, gút, đứt dây chằng không chữa kịp thời.

Thường xuyên sử dụng một số tư thế như ngồi xổm, gác chân, khiêng vác quá nặng cũng có thể thúc đẩy quá trình hư, khô khớp diễn ra nhanh hơn

Thoái hóa khớp làm lớp sụn bị bào mòn và mất dần tính chất mềm mại, trở nên cứng rắn (hóa xương) gây chèn ép, cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau

Ngoài ra khô khớp còn do các nguyên nhân sau

Do viêm khớp ( viêm đa khớp tiến triển), bệnh thống phong, bệnh vẩy nến.

Do hiện tượng vôi hóa ở ổ khớp: Sự lắng đọng canxi ở ổ khớp gây trở ngại cho hoạt động của khớp. làm khớp bị khô

Do trật khớp thường sau chấn thương.

Do căng giãn quá mức cân cơ khiến các khớp bị lệch vị trí và tạo ra sự cọ xát, lạo xạo…

Do béo phì dẫn đến thoái hóa khớp và làm nặng thêm tình trạng viêm khớp do sức nặng của trọng lượng cơ thể đè nén lên ổ khớp.

Do hoạt động điền kinh: chạy nhảy, di chuyển với tốc độ nhanh.

Cách điều trị chứng khô khớp


Thứ nhất, cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì có thể giúp bệnh ổn định trong thời gian dài.

Thứ hai, phải dùng các thuốc giúp phục hồi các khớp bị thương tổn.

Đó là các thuốc chống hiện tượng thoái hóa khớp chứa các thành phần của sụn khớp như collagen, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic.

Ngoài ra, cung cấp đầy đủ lượng canxi, vitamin D và các khoáng chất như: magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương luôn chắc khỏe.

Cách nào để phòng ngừa và hạn chế bệnh khô khớp?


Chúng ta có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.

Trong chế độ ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu.

Bạn cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Bạn cũng cần bảo vệ khớp khỏi các chấn thương. Viêm khớp dạng thấp http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-dang-thap.html

Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách.

Bạn cũng không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp.

Không nên tập thể hình với mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như đá bóng, bóng rổ.

Bạn nên tập thể dục đều đặn. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn ngày càng khỏe mạnh và vui vẻ.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Thói quen giúp phòng tránh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác. Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần tới khám bác sĩ chuyên khoa khớp càng sớm càng tốt.


Giảm cân: Việc giảm cân nặng cơ thể sẽ giúp ích cho bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp nếu có hiện tượng quá cân, giảm cân giúp giảm áp lực cơ thể lên các khớp ở chân, giảm sự phá hủy khớp, giúp giảm đau và giảm cứng khớp.

Glucose: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng. Nếu bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp đang được dùng các loại thuốc có corticoid (cortison, prednisolon, medexa…), cần tránh các thức ăn có nhiều đường như bánh ngọt, chè…

Protein: Dùng 50g thịt, 100g đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, nghêu sò, tào phớ và đậu các loại… đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

Lipid: Một số nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Những thức ăn chứa lượng cao chất béo bão hòa là các sản phẩm động vật: thịt lợn hun khói, thịt bò, bơ… có thể làm tăng prostaglandin. Prostaglandin là chất gây ra viêm, đau, sưng và phá hủy khớp ở những người Viêm khớp dạng thấp. Một số người bệnh khi dùng chế độ ăn chay sẽ giảm được triệu chứng đau và cứng khớp.Bệnh nhân cũng không nên dùng quá 20 g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng…

Acid béo hệ Omega-3 có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch, giảm phản ứng trong viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ… Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho thấy: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

Vitamin và khoáng chất

Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa vitamin E (đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, …) có tác dụng giảm đau chống viêm.
ảnh minh họa

Còn beta-carotene (tiền Vitamin A) có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh… và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ cũng có công dụng tương tự.

Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương khớp. Nếu người bệnh Viêm khớp dạng thấp (https://vi.wikipedia.org/wiki/Viêm_khớp_dạng_thấp) có dùng corticoide thì cần thiết phải bổ sung canxi và vitamin D giúp củng cố xương. Nên ăn hoặc uống các chất có nhiều canxi như sữa và các sản phẩm của sữa (pho mát, sữa tươi, chua…) và nên ăn thức ăn giàu kali (chuối tiêu, rau cải, quả khô…).

Acid folic là một vitamin B trong thức ăn và cũng có thể bổ sung từ ngoài. Khi bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp điều trị bằng methotrexate thì phải bổ sung acid folic để tạo tế bào hồng cầu. Bổ sung acid folic còn giúp giảm triệu chứng đau và phản ứng viêm cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Rau xanh và chất xơ: Những chuyên gia dinh dưỡng cho biết những loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng, những yếu tố hữu ích cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ trong bệnh thấp khớp.

Luyện tập

Người bệnh cần thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được.

Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết.

Điều trị bằng thuốc


Mục đích điều trị:

Kiểm soát quá trình miễn dịch và quá trình viêm khớp. Phòng ngừa hủy khớp, bảo vệ chức năng khớp. Tránh các các biến chứng của bệnh và của các thuốc điều trị.

Nguyên tắc điều trị thuốc:

Kết hợp nhiều nhóm thuốc:

Thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp: thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau. Chỉ định dùng corticoid trong đợt tiến triển của bệnh khi chờ đợi thuốc điều trị cơ bản có hiệu quả, hoặc bệnh nhân đã phụ thuộc corticoid. Chỉ định của thuốc kháng viêm không steroid ở giai đoạn viêm khớp mức độ vừa phải, hoặc thay thế corticoid.

Các thuốc giảm đau: Chỉ định theo sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới. Các thuốc thường được dùng là Paracetamol, hoặc các chế phẩm kết hợp khác. Trong trường hợp có tổn thương tế bào gan, suy gan có thể dùng Floctafenin (Idarac).

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.